Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

KHÔNG BỊ QUÊN TRONG CÂU CHUYÊN LỚN LAO HƠN


"Không Bị Quên Trong Câu Chuyện Lớn Lao Hơn" 

Chú thích từ Chúa Jêsus

            Bạn yêu dấu ơi, 
            Tấm lòng của Cha chúng ta đã được tỏ ra thật là đẹp đẽ qua tiên tri Êsai: 
            “Đấng cao cả, ở nơi đời đời vô cùng, danh Ngài là Thánh, có phán như vầy: Ta ngự trong nơi cao và thánh, với người có lòng ăn năn đau đớn và khiêm nhường, đặng làm tươi tỉnh thần linh của những kẻ khiêm nhường, và làm tươi tỉnh lòng người ăn năn đau đớn” (Êsai 57:15).
            Ta biết có nhiều lúc ngươi không cảm nhận được những lời cầu nguyện của ngươi được nhậm, hay Đức Chúa Trời còn lâu lắm mới trả lời cho ngươi, hay những lời cầu nguyện của ngươi không ăn nhập gì vì ngươi không phải là nhân vật quan trọng đủ để được Vua Vinh Hiển lắng nghe. Tuy nhiên, nếu ngươi nương vào câu chuyện nói tới sự ra đời của Ta, ngươi sẽ thấy rằng hạng ngươi nhơn đức, công bình, và trung tín không bị quên lãng. Điều nầy là thực dù họ giàu hay nghèo, thất vọng hay tin cậy, nãn lòng hay vui thích, già hay trẻ.
            Hãy nhìn vào câu chuyện nói tới sự Ta ra đời và hãy để ý những vai trò chính trong thảm kịch ân điển của Đức Chúa Cha có đủ loại người — một số trong đó là thường dân giống như ngươi đấy thôi! Nếu ngươi đọc thật kỹ, ngươi sẽ thấy sự vui mừng, tiếng cười, và kinh ngạc mà Đức Chúa Trời đã mang tới cho hạng người nầy trong ân điển của Ngài!

Những câu Kinh thánh phải sống theo

            Hãy chú ý những người mà Đức Chúa Cha kể đến trong câu chuyện của Ta ... và chí có mấy người trong số họ!
            Xachari and Êlisabết, một đôi vợ chồng già, nghèo hèn và tin kính, họ chưa có một mụn con nào, đã được kể đến trong tấn thảm kịch của ân điển! 
            Một ngày kia Xachari được chọn để thi hành chức vụ thầy tế lễ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, theo kế hoạch và sự phân công thường lệ của đền thờ. Ông đã được chọn từ dòng thầy tế lễ bởi thủ tục thông thường bắt thăm để có được cơ hội một lần trong đời để bước vào Nơi Chí Thánh của đền thờ. Ở đó, ông xông hương, trong khi ở bên ngoài một đám dân đông cầu nguyện. Thình lình Xachari nhận ra không phải chỉ có mỗi mình ông: một Sứ giả của Đức GIÊHÔVA có mặt ở đó với ông. Sứ giả đứng ở bên phải bàn thờ xông hương. Xachari bị sốc và sợ hãi, nhưng Sứ giả đã tái bảo đảm với ông.
Sứ giả: 
            Hỡi Xachari, hãy bình tỉnh! Đừng sợ hãi!
Sứ giả: 
            Hỡi Xachari, những lời cầu nguyện của ngươi đã được nhậm. Vợ ngươi sẽ sanh một con trai, và ngươi sẽ đặt tên cho nó là Giăng. Nó sẽ đem lại cho ngươi sự vui mừng và hạnh phúc rất lớn — và có nhiều người sẽ dự phần vào sự vui mừng của ngươi lúc Giăng chào đời (Luca 1:8-14). 
            Đồng thời đám dân đông tại đền thờ lấy làm lạ tại sao Xachari chưa bước ra khỏi nơi thánh. Điều nầy không phải là bình thường cho thầy tế lễ khi ở trong đó quá lâu. Sau cùng, khi ông bước ra, ông làm dấu bằng hai bàn tay để chúc phước, song ông không thể nói được. Họ nhìn biết ông đã thấy một loại hiện thấy nào đó. Khi thì giờ xông hương tại đền thờ đến lúc kết thúc, ông trở về nhà với vợ mình. Một thời gian ngắn sau khi ông trở về, Êlisabết đã có thai. Bà tránh tiếp xúc công khai cho đến năm tháng kế đó.
Êlisabết: 
            “Ấy là ơn Chúa đã làm cho tôi, khi Ngài đã đoái đến tôi, để cất sự xấu hổ tôi giữa mọi người (Luca 1:21-25).
            Trong khi phần nhiều cấp lãnh đạo quan trọng nhất trước đó của Israel đều là người chăn chiên — như Ápraham, Môise, và Vua David — khi đến thời điểm Ta ra đời trong thế gian, những người chăn cihên không còn được ơn nữa. Tuy nhiên, Đức Chúa Cha đã không quên họ! 
            Vả, cũng trong miền đó, có mấy kẻ chăn chiên trú ngoài đồng, thức đêm canh giữ bầy chiên. Một thiên sứ của Chúa đến gần họ, và sự vinh hiển của Chúa chói lòa xung quanh, họ rất sợ hãi. Thiên sứ bèn phán rằng: Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một Tin Lành, sẽ làm một sự vui mừng lớn cho muôn dân; ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa. Nầy là dấu cho các ngươi nhìn nhận Ngài: Các ngươi sẽ gặp một con trẻ bọc bằng khăn, nằm trong máng cỏ. Bỗng chúc có muôn vàn thiên binh với thiên sứ đó ngợi khen Đức Chúa Trời (Luca 2:8-13).

Đáp ứng bằng sự cầu nguyện

Lạy Cha trên trời, cảm tạ Ngài vì đã dùng đủ loại người tầm thường trong câu chuyện nói tới sự ra đời của Chúa Jêsus. Lạu Cha yêu dấu, cái điều con ưa thích, ấy là ở đâu có sự tủi nhục, buồn rầu, và nhiều sự khác giống như vậy, Ngài đem đến vui mừng, thích thú, kinh ngạc, lễ lạc và kỳ diệu. Đúng là một cách thức kỳ diệu để nhắc cho con nhớ rằng Ngài đã đến để đem hy vọng đến cho mỗi một người chúng con, thậm chí là cho con! Trong danh Chúa Jêsus. Amen.



Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

THÌ THUẬN TIỆN ... DÀNH CHO BẠN!


"Thì thuận tiện ... dành cho bạn!"

Chú thích từ Chúa Jêsus

            Hỡi con cái yêu dấu của Đức Chúa Trời, 
            Kỳ hạn đã đến cho Ta phải chào đời trong thế gian — Đức Chúa Trời trong xác thịt con người sẽ bước vào thế gian được nuôi dạy như một đứa con của bậc cha mẹ là con người. Mary sinh nở ở cách xa nhà của nàng, trong thành phố Bếtlêhem, quê hương tổ phụ Vua David. Đây là một sự nhắc nhớ Ta ra từ dòng dõi hoàng tộc cả cơ nghiệp con người của Ta và lai lịch thiên thượng của Ta. Ta Là Con Vua David và là Con của Đức Chúa Trời. 
            Trong một tư thế tương tự, kỳ hạn ra đời của Ta là một việc cùng đến với công tác của Đức Chúa Cha trong lịch sử ở 3 cấp độ. 
            Trên cấp độ con người, Mary đã sinh nở giống như bao người mẹ mang thai khác sinh nở. Hãy suy nghĩ về việc ấy, Con Đức Chúa Trời ngự vào thế gian qua sự đau đớn sinh nở của một bà mẹ con người. Ta chào đời làm một con trẻ dự phần vào nhân tánh của các ngươi. 
            Trên cấp độ lịch sử thế giới, Đức Chúa Cha đã xoay chuyển lịch sử để sửa soạn cho sự đến của Ta. Đức Chúa Trời đã công bố, Ta sẽ đến trong nhiều thế kỷ qua các tiên tri người Do thái. Đức Chúa Trời đã bảo tồn Israel qua đủ loại tình tiết chính trị và quân sự. Vì vậy, khi Đức Chúa Cha khiến cho thời gian trở nên thuận tiện trong thế gian — Sự Hoà Bình của người Lamã, được gọi là Pax Romana, với mọi sự ổn định về chính trị, ngôn ngữ thương mại chung (tiếng Hy lạp), và khả năng du lịch an toàn khắp thế giới — thì giờ đã thuận tiện cho sự ra đời của Ta, sự chào đời của Con Đức Chúa Trời, Đấng ấy cũng là Con người nữa. 
            Sẽ có một cấp độ thứ ba trên đó sự ra đời của Ta đã diễn ra đúng lúc đúng thì: thì giờ của các ngươi! Các ngươi thấy đấy, hết thảy các biến cố nầy đã được chọn lọc sẽ gây hưng phấn cho không những là thế giới nói chung, mà cũng là dành cho các ngươi nữa. Thay vì thế, Đức Chúa Trời đã làm hết thảy mọi sự nầy để đưa các ngươi vào làm con nuôi trong gia đình của Ngài — Ngài muốn các ngươi trở thành một trong số các con cái của Ngài. 
            Đức Chúa Trời — Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh — đã quyết định thì giờ cho sự đến của Ta trong vai trò Con của Đức Chúa Trời và Con Người, là người trọn vẹn và là Trời trọn vẹn, vì vậy mọi người đều có quyền ra đời trong cách thức mà mọi người đã ra đời, mà còn sanh từ Đức Chúa Trời nữa (Giăng 1:10-13) và được đưa vào làm con nuôi trong gia đình của chúng ta! Sự ra đời của Ta là sự bảo đảm rằng các ngươi có thể được lại sanh và được đưa vào làm con nuôi trong gia đình của Đức Chúa Trời!

Những câu Kinh thánh phải sống theo

            Hãy chú ý thực tại của con người về thời điểm Ta chào đời: 
            “Đang khi hai người ở nơi đó, thì ngày sanh đẻ của Ma-ri đã đến. Người sanh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc con mình, đặt nằm trong máng cỏ, vì nhà quán không có đủ chỗ ở (Luca 2:6-7).
            Hãy chú ý đây là thì thuận tiện trong lịch sử con người về ngày ra đời của Ta: 
            “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp, để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài (Galati 4:4-5).
            Từ nhận định của thiên đàng, thì giờ được thuận tiện để các ngươi được đưa vào làm con nuôi trong gia đình đời đời của Đức Chúa Trời: 
            “Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời, trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời, bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ, theo ý tốt của Ngài” (Êphêsô 1:3-5). 

Đáp ứng bằng sự cầu nguyện

Lạy Aba Cha, là Đức Chúa Trời Toàn Năng, cảm tạ Ngài vì đến đúng kỳ hạn đã sai Chúa Jêsus đến thế giới của chúng con. Cảm tạ Ngài vì đã lập một chương trình đưa tất cả con cái hư mất trở lại quê hương với Ngài bằng cách ban cho chúng con sự sanh lại và đưa chúng con vào làm con nuôi trong gia đình của Ngài. Con hạ mình xuống lấy làm lạ vì Ngài yêu thương chúng con, yêu thương con thật là nhiều đến thế. Con ngợi khen Ngài vì ân điển của Ngài và cảm tạ Ngài vì chương trình của Ngài trong danh của Chúa Jêsus! Amen.

 



Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

THÌ GIỜ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI, THÌ GIỜ CỦA CON NGƯỜI VÀ THÌ GIỜ CỦA TA


"Thì giờ của Đức Chúa Trời,

Thì giờ của con người,

và Thì giờ của Ta"

Chú thích từ Chúa Jêsus

Hỡi môn đồ yêu dấu, 
            Làm ơn nhìn biết rằng Ta trân trọng những ai bước theo Ta. Ta biết có nhiều người trong thế giới của các ngươi không chịu tin theo Ta và có nhiều người xưng họ tin theo Ta thực sự không biết theo Ta có ý nghĩa như thế nào! — yêu mến Ta, vâng giữ các sự dạy của Ta, noi theo gương của Ta, và qua Ta nương cậy vào ân điển của Đức Chúa Trời. Cảm ơn các ngươi vì đã lấy năm nay bước đi với Ta qua Tân Ước. 
            Sự chào đời của Ta trong thế giới của các ngươi đã đến lúc rồi! Các ngươi sẽ để ý thấy rằng Kinh thánh nói về sự đến của Ta, sự giáng lâm của Ta, như một giao điểm thì giờ của Đức Chúa Trời, thì giờ của con người, và thì giờ của Ta. Về mặt cơ bản, có hai cách nhìn vào thì giờ. 
            Một cách để các ngươi hiểu dễ dàng thế giới quan của các ngươi: thì giờ chronos  là thời gian tuần tự trôi qua từng giây, phút, giờ, ngày, năm ... Đấy là lý do tại sao một danh xưng kỷ thuật dành cho cái đồng hồ của các ngươi là đồng hồ bấm giờ. Hầu hết con người đều có trí tưởng tượng khó khăn lắm về bất kỳ nhận định nào về thì giờ. 
            Tuy nhiên, có một nhận định phụ về thì giờ: thì giờ kairos. Có những khoảnh khắc đặc biệt Đức Chúa Trời điều chỉnh thời gian diễn tiến nhiều hơn thay vì tuần tự theo dòng thời gian. Trong thì giờ kairos, thời điềm của Đức Chúa Trời và thời điểm của con người giao nhau. Nhiều phép lạ có thể xảy ra. Các biến cố hình thành thế giới có thể thay đổi. Hầu hết mọi sự, Đức Chúa Cha đang vận hành để đem ơn cứu rỗi của thiên đàng đến với trần gian qua các biến cố được hình thành bởi ân điển của thiên đàng. 
            Khi Ta ra đời, Jêsus người Naxarét — được thai dựng bởi Đức Thánh Linh trong tử cung của Mary, vừa là Đức Chúa Trời vừa là người — thế gian đã ở trong thì giờ kairos! Lời tiên tri đã được ứng nghiệm. Đức Chúa Trời đã định thế gian phải ở đúng thời kỳ để sứ điệp của Ta lan rộng như ngọn lửa. Người Do thái khao khát một sứ điệp đầy năng quyền đến từ Đức Chúa Trời, vì vậy Giăng Báptít ra đời một cách lạ lùng trước Ta và để sửa soạn dân sự của Chúa cho sự đến của Ta. Đây quả là một thì giờ đặc biệt, các thiên sứ của thiên đàng đã đứng trên ngón chơn của các thời đại tìm cách hình dung ra chừng nào chuyện ấy sẽ xảy đến! 

Những câu Kinh thánh để sống theo

            Phải, các thiên sứ đã theo nghĩa bóng, họ đã đứng trên ngón chơn tìm cách hình dung ra khi nào Ta sẽ ngự đến! Sứ đồ Phierơ mô tả điều nầy rất hay: 
            “Ngài là Đấng anh em không thấy mà yêu mến; dầu bây giờ anh em không thấy Ngài, nhưng tin Ngài, và vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển: nhận được phần thưởng về đức tin anh em, là sự cứu rỗi linh hồn mình. Về sự cứu rỗi đó, các đấng tiên tri đã tìm tòi suy xét, và đã nói tiên tri về ân điển định sẵn cho anh em: nghĩa là tìm cho biết thời kỳ nào và thời kỳ cách nào mà Thánh Linh Đấng Christ ở trong lòng mình đã chỉ cho, là khi làm chứng trước về sự đau đớn của Đấng Christ và về sự vinh hiển sẽ theo sau. Các đấng ấy đã được tỏ cho rằng chẳng phải vì mình, bèn là vì anh em mà truyền ra những điều đó, là những điều hiện nay đã rao cho anh em, bởi những người nhờ Đức Thánh Linh từ trên trời sai xuống, mà giảng Tin Lành cho anh em; các thiên sứ cũng ước ao xem thấu những sự đó” (I Phierơ 1:8-12).
            Thì giờ đã tới để Đấng Mêsi phải ngự đến. Đức Chúa Trời đã ấn định thời gian và đã khởi sự làm ứng nghiệm các lời hứa long trọng mà các vị tiên tri đã đưa ra. Điều nầy hiển hiện khi Ta ngự đến trong thế gian, là một người Do thái, bởi người Do thái sanh ra, sanh ra dưới Kinh Torah và luật truyền khẩu. Đây là kỳ định của Đức Chúa Trời dành cho Ta ngự đến vì các ngươi: 
            “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp, để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài (Galati 4:4-5).
            Sự mang thai lạ lùng và sự ra đời của Giăng Báptít cho Êlisabết và Xachari đã đến trước Ta — hai cụ già trung tín, công bình và tin kính. Điều nầy đã xảy ra dưới luật pháp của người Lamã, và Đức Chúa Cha đã sử dụng từng điều kiện để sửa soạn thì giờ cho sự đến của Ta: 
            “Lúc ấy, Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu chỉ phải lập sổ dân trong cả thiên hạ.Việc lập sổ dân nầy là trước hết, và nhằm khi Qui-ri-ni-u làm quan tổng đốc xứ Sy-ri. Ai nấy đều đến thành mình khai tên vào sổ. Vì Giô-sép là dòng dõi nhà Đa-vít, cho nên cũng từ thành Na-xa-rét, xứ Ga- li-lê, lên thành Đa-vít, gọi là Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, để khai vào sổ tên mình và tên Ma-ri, là người đã hứa gả cho mình đang có thai (Luca 2:1-5).
            Với mọi sự nầy, các ngươi cũng cần phải nhớ rằng sự đến của Ta là vì ích cho các ngươi với tổn phí của Đức Chúa Trời! Sự đến của Ta đã được quyết định từ lâu trước khi các ngươi ra đời, song hoàn toàn vì ích cho các ngươi! 
            vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít, đã định sẵn trước buổi sáng thế, và hiện ra trong cuối các thời kỳ vì cớ anh em (I Phierơ 1:18-20).

Đáp ứng bằng sự cầu nguyện

            Lạy Chúa, làm sao con, một kẻ hay chết được dựng nên bằng thịt và huyết không hoàn hảo, cảm tạ Ngài cho đủ vì chương trình thiêng liêng mà Ngài đã sửa soạn, đã nói trước, và đã phát ra để cứu con ra khỏi tội lỗi và sự chết rồi đưa con vào làm con nuôi trong gia đình của Ngài? Cảm tạ Ngài. Con tin trọn vẹn những gì Ngài đã làm trong Chúa Jêsus qua sự ra đời, sự sống, sự chết và sự phục sinh của Ngài để cứu con. Cảm tạ Ngài vì sự bảo đảm nầy và là nền tảng cho sự vui mừng sâu sắc của con. Qua sự cầu thay của Chúa Jêsus, Cứu Chúa của con, con cầu nguyện. Amen.




Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

NAN ĐỀ CỦA MARY MINH CHỨNG ĐỨC TIN CỦA GIÔSÉP


"Nan đề của Mary minh chứng đức tin của Giôsép"

Ghi chú từ Chúa Jêsus

Hỡi môn đồ yêu dấu,
            Ta biết hầu hết các ngươi đều ghét những cuộc thử nghiệm! Một số thử nghiệm ấy là thử nghiệm y học và chúng rất là ghê khiếp. Một số trong chúng là những thử nghiệm cần thiết để đưa các ngươi vào các trường đại học, những chương trình đặc biệt, nhận lãnh các môn bài, hay đạt được các chứng chỉ chuyên sâu. Ta đã nghe những lời cầu nguyện của các ngươi, công nhận những nổi lo sợ của các ngươi, và nhìn biết nhiều giờ các ngươi bị đặt vào trong các loại thử nghiệm nầy. 
            Một số thử nghiệm nầy phải thực hiện với các thời điểm đầy trăn trở trong cuộc sống các ngươi, nào là khó nhọc, đau khổ và ngã lòng. Có thể chúng là thời điểm của bịnh tật, khốn khó, bắt bớ, các nan đề hôn nhân, biến động trong gia đình, khó khăn trong công ăn việc làm, cô đơn, buồn khổ, hay một loạt nhiều việc gây đau đớn khác.
            Những thử nghiệm nầy đến vì các ngươi đang sống trong thế giới sa ngã. Đôi khi chúng vây lấy đời sống của các ngươi vì người ta đang làm những việc ác hay đưa ra những sự lựa chọn không khôn ngoan. Đôi khi các thử nghiệm nầy đến vì Satan muốn khiến cho các ngươi ngã lòng rồi dẫn các ngươi đến chỗ nghi ngờ tình yêu và ân điển của Ta. Dòng sau cùng, bụi phóng xạ từ thời điểm thử nghiệm của các ngươi đang thổi vào tàn phá thế giới của các ngươi. 
            Vì vậy, làm ơn nhìn biết hai việc về thời điểm thử thách của các ngươi: 

1.       Ta sẽ chẳng lìa ngươi cũng chẳng bỏ ngươi đâu (Rôma 8:32-39). Đấy là lý do tại sao Ta đến với trần gian và đã dự vào những thời điểm thử thách đối diện với nhiều thách thức mà các ngươi đang đối diện với (Hêbơrơ 2:14-18).

2.       Các ngươi có thể tấn tới mạnh mẽ hơn, phát triển nhân cách, và có lòng thương xót  để chia sẻ với tha nhân bằng cách sống trung tín qua thời điềm thử thách của các ngươi (Giacơ 1:2-4; II Côrinhtô 1:3-4).

            Một trong những việc Ta đánh giá cao về Giôsép, là người đã đóng vai trò cha đời nầy của Ta, ông đã đối diện với thử nghiệm khó khăn khôn tả xiết và đã minh chứng mình là người chung thủy. Ông đã tỏ ra mình là người đã cam kết trọn vẹn với Đức Chúa Trời như một thanh niên độc thân, phục vụ Đức Chúa Trời với danh dự và sự thánh khiết. Ông đã tự cứu mình khi sửa soạn lấy một người nữ đã tự cứu mình vì ông. Giôsép đã cam kết về mặt luật pháp cưới một thiếu nữ có tên là Mary làm vợ. Khi ấy, Mary nói cho ông biết rằng nàng đã chịu thai bởi công tác lạ lùng của Đức Thánh Linh. Tiếp đến, Mary biến mất rồi đến sống với người bà con của nàng là Êlisabết trong mấy tháng trời. Giôsép đã nghĩ gì chứ? Ông hiểu thế nào về sự có thai của Mary? Chỉ duy có một cách cho nàng trong việc mang thai đứa bé mà thôi: Mary đã phản bội Giôsép về mặt tình dục.  Chẳng có một phương thế nào khác nữa, trừ phi...
 
            Giôsép đã tin theo những gì Mary tỏ cùng ông. Giôsép đã tin theo những gì thiên sứ nói cho ông biết. Giôsép đã tin rằng Đấng Mêsi, Con của Đức Chúa Trời, đã được thai dựng trong lòng Mary bởi công tác lạ lùng của Đức Thánh Linh. Không những Mary chung thủy với Giôsép, mà họ — cả hai: Mary và Giôsép với nhau — đều được chọn làm cha mẹ Cứu Chúa của họ, là Christ là Chúa. 
            Thiệt là khó tin, Giôsép đã chấp nhận sự thực nầy bởi đức tin. Ông biết ông sẽ bị thử nghiệm trọn đời sống của ông vì cớ đức tin ông. Người ta sẽ nói sau lưng ông. Người ta sẽ nói ông không phải là cha của Ta và Mary đã để ông ở "ngoài lề" và không chung thủy với ông. Ông đã chọn chấp nhận sự nhạo báng nầy và cũng chấp nhận chăm sóc Ta với mọi thứ liều lĩnh, khó nhọc, và những bí ẩn không thể khai phá nổi. Giôsép đã trải qua các thử nghiệm nầy và đã giúp Ta sẵn sàng khi thì giờ của Ta đến để phục vụ.
            Vì vậy, đây là sứ điệp của Ta cho các ngươi ngày nay. Các ngươi không bao giờ biết ai sẽ được phước — thậm chí được cứu — bởi nhân cách và sự thương xót  các ngươi tỏ ra trong khi các ngươi nếm trải những thử thách của các ngươi.
            Ta biết điều nầy dường như rất khó mà tin được. Vì vậy, hãy nhớ đến Giôsép. Làm ơn nhớ rằng đời sống  của Ta và đức tin của các ngươi đều nương vào sự trung tín của Giôsép. 
            Cũng hãy ghi nhớ điều nầy. Có ai đó đang quan sát và nương vào các ngươi để trải qua sự thử nghiệm của các ngươi! Hãy bám lấy bất chấp nổi nhọc nhằn ... hãy giữ đức tin của các ngươi bất chấp đau khổ... Ta ở với các ngươi và sẽ không lìa bỏ các ngươi đâu ... và sự thử thách của các ngươi sẽ chẳng phải là luống nhưng đâu. Bổn tánh và lòng thương xót  của các ngươi sẽ là một nguồn phước cho nhiều người khác — có người các ngươi chưa hề quen biết cho tới chừng các ngươi dự vào sự vinh hiển đời đời với họ.
            Khi các ngươi nhớ đến Ta, làm ơn hãy nhớ đến điều nầy! 
Những câu Kinh thánh phải sống theo
            Đây là một số những sự việc Ta muốn các ngươi phải suy nghĩ đến khi các ngươi đối diện với những thử nghiệm của mình và hãy nhớ tới các thử nghiệm của Giôsép. 
            Câu thứ nhứt đến từ người anh em Giacơ của Ta, ông ấy viết với sự vùa giúp của Đức Thánh Linh, cũng đã học bài học về các thử nghiệm learned từ Giôsép nữa đấy! 
            Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào (Giacơ 1:2-4).
            Mathiơ thuật lại câu chuyện nói tới sự ra đời của Ta và sự đấu tranh của Giôsép rất rõ ràng và đơn giản. Há đức tin của  Giôsép chẳng lạ lùng sao! 
            Cũng vậy ở đây, sau cùng hết, là câu chuyện nói tới sự ra đời của Chúa Jêsus, Đấng Chịu Xức Dầu (hoàn toàn là một câu chuyện đáng nhớ): 
            Mary đã đính hôn với Giôsép, con trai của David. Họ chưa thành hôn. Tuy nhiên, một thời gian trước ngày cưới của họ, Mary học biết rằng nàng đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh. Giôsép, vì ông là người tử tế, trọng nghĩa, không muốn làm khó cho Mary. Ông không muốn gây cho nàng thêm rối rắm nữa.
            Giờ đây, khi Giôsép quyết định hành động theo bản năng của mình, một sứ giả của Chúa đã đến cùng ông trong một giấc chiêm bao.
            Sứ giả của Chúa: 
            Hỡi Giôsép, con Vua David, đừng ngại khi lấy Mary làm vợ và hãy đem nàng về nhà và gia đình ngươi như là vợ của ngươi vậy. Nàng không ngủ với ai khác đâu — thay vì thế, nàng chịu thai đứa trẻ mà giờ đây nàng đang cưu mang qua sự tác động lạ lùng của Đức Thánh Linh. Nàng sẽ sanh một trai, và ngươi khá đặt tên là Jêsus, có nghĩa là "Đức GIÊHÔVA cứu rỗi", vì Jêsus nầy là người sẽ cứu hết thảy dân sự Ngài ra khỏi tội lỗi.
            Giôsép tỉnh giấc chiêm bao và làm theo chính xác những gì sứ giả đã bảo ông phải làm: ông cưới Mary làm vợ rồi đưa nàng về nhà mình (mặc dù ông không qua đêm tân hôn cho tới chừng sau khi con trẻ ra đời). Và khi đứa trẻ ra đời, Giôsép đã đặt tên cho Ngài là Jêsus, Đấng Cứu Thế.
            Cách đây thật nhiều năm, Êsai, một vị tiên tri của Israel, đã nói trước về câu chuyện của Mary, Giôsép, và Chúa Jêsus
            “Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta” (Mathiơ 1:18-25).
            Luca chia sẻ câu chuyện nói tới sự thai dựng Ta với một mục tiêu ít khó khăn hơn câu chuyện của Mathiơ. Hãy chú ý sự lạ lùng và kinh ngạc trong câu chuyện của Luca thật tuyệt vời với sự thử nghiệm mà Giôsép đã đối diện với trong câu chuyện của Mathiơ:
            Sáu tháng sau tại thành Naxarét, một thành phố thuộc tỉnh Galilê, thiên sứ Gápriên đã thực hiện một lần ihện ra khác nữa. Lần nầy sứ giả được Đức Chúa Trời sai đến để gặp gỡ một nữ đồng trinh tên là Mary, là người đã hứa gã cho một người có tên là Giôsép, là dòng dõi của chính Vua David. Sứ giả đã bước vào nhà của nàng.
Sứ giả:
            Hỡi ngươi được ơn, mừng cho ngươi; Chúa ở cùng ngươi! Giữa vòng những người đàn bà ở trên đất, ngươi là người có phước. 
            Lời lẽ của thiên sứ làm cho Mary phải bối rối, tự hỏi rằng lời chào ấy có nghĩa gì!?!
Sứ giả:
            Hỡi Ma-ri, đừng sợ, vì ngươi đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Hãy nghe đây, Nầy, ngươi sẽ chịu thai và sanh một con trai mà đặt tên là Jêsus [Đấng Cứu Thế]. [Jêsus] sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Đấng Rất Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ phụ Ngài, Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng (Luca 1:26-33). 
            “Lại có bà tiên tri An-ne, con gái của Pha-nu-ên, về chi phái A-se, đã cao tuổi lắm. Từ lúc còn đồng trinh đã ở với chồng được bảy năm; rồi thì ở góa. Bấy giờ đã tám mươi bốn tuổi, chẳng hề ra khỏi đền thờ, cứ đêm ngày hầu việc Đức Chúa Trời, kiêng ăn và cầu nguyện. Một lúc ấy, người cũng thình lình đến đó, ngợi khen Đức Chúa Trời, và nói chuyện về con trẻ với mọi người trông đợi sự giải cứu của thành Giê-ru-sa-lem” (Luca 2:36-38). 
            “Nhưng hai người không hiểu lời Ngài nói chi hết. Đoạn, Ngài theo về thành Na-xa-rét và chịu lụy cha mẹ. Mẹ Ngài ghi các lời ấy vào lòng. Đức Chúa Jêsus khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta” (Luca 2:50-52).





Đáp ứng trong sự cầu nguyện
            Lạy Đức Chúa Trời thánh khiết, cảm tạ Ngài! Cảm tạ Ngài vì khiến cho câu chuyện nói tới Chúa Jêsus được tỏ ra ở khắp mọi nơi trên đất nầy. Cảm tạ Ngài vì sử dụng những con người thật như Giôsép và Mary để tỏ ra cho chúng con thấy rằng sống trung tín trong những thời điểm thử nghiệm lớn lao đều kết quả trong ơn phước lạ lùng. Lạy Cha yêu dấu, xin giúp đỡ con trong những thời khắc thử nghiệm. Làm ơn sử dụng những lần phấn đấu của con để chúc phước cho nhiều người khác và giúp đỡ cho họ qua những lúc khó khăn hầu cho họ có thể tìm được đức tin và sự trông cậy ở nơi Ngài. Trong danh của người Anh và là Đấng Cứu Thế của con, là Chúa Jêsus, con cầu nguyện. Amen.



 




Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

CÂU CHUYỆN CỦA KẺ BỊ BỎ RƠI

Câu Chuyện Của Kẻ Bị Bỏ Rơi"

Ghi chú từ Chúa Jêsus

            Bạn thân mến, 
            Bạn phải yêu mến Sứ đồ Lêvi! Có thể bạn nhìn biết ông là Mathiơ một khi đó là sách Tin lành đầu tiên trong quyển Tân ước của bạn — là cùng một người, được biết đến bằng cách hai cái tên. Mathiơ là một trong 12 sứ đồ là một sự ngạc nhiên to lớn đối với nhiều người. Ông có cái tên Do thái rất hay, theo kiểu thầy tế lễ — Lêvi. Có nhiều người cho rằng ông cũng có một nếp sống không kỉnh kiền lắm. Mathiơ là một người thâu thuế. Phần lớn những người thâu thế Do thái thời bấy giờ đã bán mình cho người Lamã và về mặt tài chánh họ đã săn tìm tiền bạc nơi người Do thái anh em của họ. Họ cũng chạy quanh với hạng người bị xem là tội nhân. Vì vậy, khi Mathiơ trở thành môn đồ của Ta, ông ấy cũng dùng một bữa tiệc lớn đãi số bạn bè hỗn tạp, tội lỗi của mình hầu cho họ có thể gặp gỡ Ta (Mathiơ 9:9-13). Ồ! Bữa tiệc ấy đã tạo ra nhiều mẫu chuyện rất tiêu cực. Bữa tiệc ấy cũng tỏ ra nhiều điều về tấm lòng của Mathiơ, và cũng của Ta nữa! 
            Hôm nay, hãy chú ý hai việc về Mathiơ. Cả hai phản ảnh tấm lòng của Đức Chúa Cha. 
            Thứ nhứt, Mathiơ quan tâm đến những người bị bỏ rơi. Nếu bạn đọc câu chuyện của Ta từ sách Tin Lành Mathiơ, bạn sẽ để ý thấy rằng Mathiơ muốn chỉ ra đủ loại người đã đạt tới mức nhận biết Ta — mấy thầy bác sĩ  sống ở chỗ xa xôi kia, các dân trở nên môn đồ, một thầy đội Lamã với đức tin lớn, một người đờn bà Syria với đứa con bịnh tật trầm trọng đã đưa ra một đáp ứng khéo léo, và là một con chiên lạc mất cần phải tìm gặp cho kỳ được. 
            Thứ hai, có thể Mathiơ bị xem là kẻ bị bỏ rơi, nhưng ông ta đã nói kết câu chuyện của Ta với những lời hứa của Đức Chúa Trời đã phán nhiều thế kỷ trước khi Ta đến. Hơn 15 lần, Lêvi nhắc cho bạn nhớ rằng sự đến của Ta đã được các vị tiên tri nói trước.
            Cuối cùng, Mathiơ muốn bạn nhìn biết rằng Đức Chúa Trời — Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh — luôn luôn có một chương trình đem đến cho mọi người NIỀM HY VỌNG thật, kể cả những kẻ bị bỏ rơi,. Chương trình ấy đã được những vị tiên tri thốt ra nhiều thế kỷ trước khi Ta đến. Chương trình ấy đã được ứng nghiệm nơi Ta! Sự đến của Ta không phải là một suy tưởng. Sự chết của Ta không phải là một sự tính toán sai lầm. Sự sống lại của Ta không phải là một sự sắp đặt vào phút sau cùng đâu.
            Lêvi muốn bạn phải nhận biết, rằng bất luận bạn cảm thấy mình sống ngoại cuộc đến cở nào, Ta đã đến vì bạn. Đấy là chương trình dài hạn của Đức Chúa Trời. Chính chương trình đó Ta đã đến để chu toàn!

 

Những câu Kinh thánh phải sống theo

Hãy chú ý một vài câu trong số những câu nói từ các vị tiên tri đời xưa mà Lêvi, sứ đồ Mathiơ, chia sẻ trong câu chuyện của Ta giúp cho bạn nhìn thấy chương trình dài hạn của Đức Chúa Trời cho mọi người kể cả bạn: 

Từ Êsai 7:14 và được thấy ở Mathiơ 1:22-23:
Giôsép thức giấc từ điềm chiêm bao và đã làm chính xác những gì sứ giả đã bảo ông phải làm: ông cưới Mary làm vợ rồi đem nàng về nhà mình (song không hề ăn ở với cho đến khi người sanh một trai). Rồi khi con trẻ chào đới, Giôsép đặt tên cho người là Jêsus, Đấng Cứu Thế. Nhiều, nhiều năm trước đó, Êsai, một vị tiên tri của Israel, đã nói trước về câu chuyện của Mary, Giôsép, và Jêsus: 
Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh một con trai, và đặt tên là Emmanuên (tên Do thái có nghĩa là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”).

Từ Michê 5:1: và được thấy ở Mathiơ 2:6:
Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta,
ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm,
song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên;
gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa,
từ trước vô cùng
Đức Chúa Cha đã có một chương trình để yêu cầu bạn quay trở lại một đoạn đường dài trước khi có phép lạ về sự ra đời của Ta!

Đáp ứng trong sự cầu nguyện

Lạy Đức Chúa Trời thánh khiết và là Đấng Chăn yêu thương, cảm tạ Ngài vì đã có một chương trình bao gồm hết thảy chúng con là những người cảm thấy mình bị bỏ rơi và chẳng có sự trông cậy. Cảm tạ Ngài, lạy Chúa Jêsus, vì đã chọn một người như Mathiơ để làm một trong 12 môn đồ của Ngài và sử dụng ông để viết ra câu chuyện của Ngài theo một phương thức bao trùm lấy hết thảy chúng con. Cảm tạ Ngài vì đã kể đến con trong gia đình ân điển của Ngài. Cảm tạ Ngài, trong danh Chúa Jêsus. Amen.